Giỏ hàng

TƯ VẤN LỄ VU QUY - TÂN HÔN

( 0 đánh giá )

Phong Thủy Thiên Phát triển khai dịch vụ tư vấn đám hỏi – đám cưới;

Dựng Vợ-gả Chồng là một trong những việc quan trọng của đời người... nên các khâu chuẩn bị cần đầy đủ và cẩn trọng.

Phong thủy Thiên Phát giới thiệu các bước cơ bản nhất tới Quý vị, và tùy thuộc hoàn cảnh và tài chính để thực hiện gọn nhẹ hay trang trọng hơn.

Liên hệ Phong thủy Thiên Phát để chọn ngày hỏi – cưới… một năm chỉ có vài ngày tốt dành cho từng cá nhân... Để chủ động các gia đình nên xem trước từ 6 – 12 tháng.

Sau thủ tục đám hỏi, thì Nhà Gái tiến hành lễ Vu quy (Tiễn cô Dâu về Nhà Chồng) và Nhà Trai tiến hành lễ Tân hôn (rước cô Dâu về Nhà)

LỄ VU QUY LÀ GÌ?

Lễ vu quy chính là tên gọi dùng riêng cho gia đình Nhà Gái, đây là nghi lễ để báo với ông bà và quan khách trước khi đưa nàng dâu về Nhà chồng. Tên của lễ Vu quy sẽ được treo trước cổng rạp cưới tại gia đình Nhà Gái. Thời gian diễn ra lễ Vu quy diễn ra trước khi đưa nàng dâu về Nhà chồng.

Tham khảo tại:

http: TƯ VẤN ĐÁM HỎI - XEM NGÀY CƯỚI HỎI (phongthuythienphat.vn)


* Số lượng mâm quả/tráp: Bằng hoặc nhiều hơn số lượng mâm quả trong Lễ Hỏi.

* Số lượng Lễ vật trong tráp quả/mâm quả : bằng hoặc nhiều hơn Lễ Hỏi.

* Thành phần tham gia: tương tự Lễ Hỏi

* Thời gian rước Dâu: tùy thuộc quan niệm của mọi người…

    Nhưng tại Phong Thủy Thiên Phát sẽ chọn giờ tốt rước dâu về đến Nhà Trai... chính vì vậy Nhà Trai phải tính toán sao cho đủ thời gian đi và về, cách tính như sau:

Tổng thời gian = (Thời gian đi tới Nhà Gái + Thời gian quay về + Thời gian làm Lễ + thời gian kẹt nếu có)

Chú ý: Thời gian rước Dâu về đến Nhà Trai + Làm lễ tại Nhà Trai .. phải hoàn thành trong khung giờ tốt)


LIÊN HỆ PHONG THỦY THIÊN PHÁT:

 * Chọn ngày giờ tốt, ngày giờ đại cát cho ngày lễ Hỏi – Đám cưới,

 * Chọn ngày giờ tốt động thổ xây Nhà, khai trương cửa hàng, văn phòng, Công ty, Xưởng, …khánh thành Nhà mới …                                   

 *****************************


LỄ VU QUY ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Tóm Tắt Nghi Thức Tổ Chức Lễ Vu Quy:

  1. Lễ nhập gia: Họ Nhà Trai đến, báo họ Nhà Gái biết để xin vào.
  2. Lễ trình sính lễ: Gồm đôi đèn, cặp rượu, trà, mâm trầu cau và các quả bánh, trái cây…
    3. Lễ bái gia tiên (Lễ lên đèn, lễ bái Từ Ðường): Người điều hành lễ đứng quay mặt vào bàn thờ, chú rể đứng bên phải và cô dâu đứng bên trái người điều hành lễ.
  • Thân tộc họ Nhà Gái đứng bên phải cạnh bàn thờ.
  • Thân tộc họ Nhà Trai đứng bên trái cạnh bàn thờ

(nam tả nữ hữu tính từ hướng trong bàn thờ nhìn ra.)

  1. Lễ khai lộc: mở mâm trầu và mở toàn bộ các mâm quả
  2. Lễ trình sính nghi:
  • Nữ trang hoa tai (đôi bông tai, dây chuyền vòng xuyến): mẹ chồng hay đại diện đeo cho cô dâu;

Trao nhẫn (nếu có): Trai Gái đeo nhẫn cho nhau.

(Về việc mua Nhẫn cưới.. có những lễ nghi riêng: liên hệ Thiên Phát để biết thêm chi tiết)

  • Tiền mặt/quà..: họ hàng trao tặng quà cho cô Dâu;
  1. Lễ yết kiến nhạc phụ mẫu: Rể ra mắt cha mẹ vợ và thân thuộc bên Nhà vợ. Ðược phép gọi cha mẹ nhau.
  2. Lễ thân nghinh (lễ rước dâu): Xin rước dâu và cung thỉnh quý tộc họ Nhà Gái đưa dâu và mời dự tiệc tại Nhà Trai.

     Tùy theo phong tục một số nơi, nếu bên Nhà Gái còn đang trong thời gian để tang người thân trong gia đình thì mẹ cô Dâu sẽ không nên tham gia cùng đòan Lễ đưa cô Dâu về Nhà Chồng (Liên hệ phong thủy Thiên Phát để được tư vấn thêm).

 -------------------

1/Trao mâm quả – Trình tự lễ rước dâu đầu tiên

Đúng giờ lành, Họ Nhà Trai tiến đến khu vực trước cổng Nhà Gái. Đoàn Nhà Trai di chuyển theo thứ tự: Bác đại diện (trưởng tộc) và rể phụ, ba mẹ chú rể, chú rể, đội bưng quả và cuối cùng là người thân trong dòng họ.

Ảnh minh họa

     Bác đại diện Nhà Gái/Trưởng tộc và ba mẹ cô dâu đứng đợi sẵn trước cổng chào đón gia đình Nhà Trai. Đội bưng quả Nhà Trai và đội nhận quả Nhà Gái đứng xếp thành 2 hàng chỉnh tề đối diện nhau để chuẩn bị nghi thức trao quả. Sau khi hai Bác đại diện và ba mẹ hai bên chào hỏi nhau, đại diện Nhà Trai sẽ mời rượu – nghi thức đầu tiên của lễ rước dâu – để xin phép vào Nhà gái. Khi xong thủ tục thợ quay chụp sẽ ra tín hiệu để hai bên thực hiện nghi lễ trao quả. Hành động này thể hiện sự tôn trọng và lòng chân tình của gia đình Nhà Trai đối với gia đình Nhà Gái. Sau đó, Nhà Trai chính thức tiến vào bên trong gia tiên Nhà gái.

Ảnh minh họa

      Sau khi trao tráp, cả hai nhóm cùng nhau đỡ mâm quả vào trong Nhà Gái và đặt vào vị trí đã được sắp xếp trước bàn thờ gia tiên.

2/Giới thiệu và mở quả mang lên bàn thờ gia tiên lễ rước dâu

     Sau khi tiến hành trao lễ, hai bên gia đình ổn định chỗ ngồi, uống nước và giới thiệu hai họ tham gia lễ rước dâu. Sau đó, đại diện họ Nhà Trai sẽ trình bày lí do buổi lễ và giới thiệu lễ vật mang đến để xin dâu.

      Đáp lại lời phát biểu của Nhà Trai, đại diện Nhà gái cũng bày tỏ lời cảm ơn đến những lễ vật của Nhà Trai chuẩn bị và đồng ý cho gặp mặt cô dâu.

3/Cô dâu ra mắt hai bên gia đình trong lễ rước dâu

     Khi đã nhận được sự đồng ý của gia đình Nhà Gái, chú rể hoặc mẹ cô dâu sẽ vào phòng đón cô dâu ra ngoài khu vực làm lễ. Cặp đôi sẽ cùng nhau chào hỏi, ra mắt toàn bộ khách tham dự và tiến đến nghi thức chính của lễ rước dâu.

4/Dâu Rể thực hiện nghi lễ gia tiên 

      Sau khi cô dâu đã ra mắt hai họ thì đại diện Nhà Gái sẽ hướng dẫn cô dâu chú rể thực hiện nghi lễ quan trọng này. Mẹ cô dâu sẽ chọn một ít lễ vật Nhà Trai mang đến để dâng lên bàn thờ gia tiên như trà, trầu cau, bánh, trái cây. Sau đó, ba cô dâu sẽ thắp nén nhang đầu tiên để khấn tổ tiên trình bày lí do buổi lễ rước dâu, xin phép cho con Gái về Nhà chồng.

      Tiếp theo đó, nếu gia đình Nhà Trai có mang đến đôi đèn Long Phụng thì dâu rể sẽ thực hiện nghi thức lên đèn. Sau đó, dâu rể sẽ cùng xé trầu cau dâng lên bàn thờ và cùng thắp nhang để ra mắt con rể mới và cầu mong tổ tiên phù hộ cho cuộc sống hôn nhân viên mãn.

Thắp nhang gia tiên trong lễ rước dâu

Cô dâu chú rể xé trầu cau dâng lên bàn thờ gia tiên

5/Nghi thức trao nhẫn và trao quà

      Cô dâu và chú rể sẽ trao nhẫn cưới cho nhau trước mặt gia tiên và quan viên hai họ. Mẹ chú rể sẽ trao cho con dâu những món trang sức đã mang đến và những quà tặng khác nếu có. Tiếp đến là ba mẹ cô dâu sẽ trao quà hồi môn cho con Gái và quà cho con rể. Lúc này ba mẹ cô dâu cũng sẽ có đôi lời dặn dò con Gái và nhắn nhủ gửi gắm tới chú rể cũng như Nhà Trai.

     Sau khi ba mẹ hai bên đã trao quà xong, dâu rể sẽ mời rượu hoặc trà cho ba mẹ và lần lượt các thành viên trong hai họ có mặt ở Nhà Gái từ lớn đến nhỏ để nhận lời chúc phúc và quà cưới của mọi người. Bạn bè của cô dâu nếu có tặng quà cũng sẽ tặng vào lúc này sau khi người lớn đã trao quà xong hết. 

      Thủ tục trao quà đã xong, đại diện Nhà Trai sẽ xin phép được rước dâu về Nhà Trai và kết thúc lễ vu quy.

6/ Lại quả – Trình tự cuối cùng của lễ rước dâu

     Trong lúc cô dâu chú rể mời rượu họ hàng, đội bưng quả Nhà Gái sẽ mang quả vào phía trong để Nhà Gái chia quả. Mỗi lễ vật Nhà Gái lấy một nửa và để lại một nửa cho Nhà Trai mang về. Tất cả các lễ vật phải được chia bằng tay, không dùng dao kéo để tránh quan niệm chia cắt. Lễ vật đặt trong mâm quả, nắp mâm quả úp ngược lại, khăn trùm xếp lại bỏ trên nắp. Thủ tục này thể hiện sự đáp lại một cách nồng thắm và chân thành của Nhà Gái đối với Nhà Trai.

    Sau khi đại diện Nhà Trai xin phép rước dâu và chuẩn bị ra về, đội bưng quả hai bên đứng như đội hình ban đầu khi trao quả để thực hiện thủ tục trả quả. Cô dâu chú rể sẽ trao lì xì cho các bạn bưng quả hai bên. 

Cô dâu chú rể lì xì đội bưng tráp

     Đến nay, đa số các nghi thức vu quy đều được thực hiện tuần tự theo các bước trên. Tùy theo vùng miền mà có sự khác biệt trong lúc làm lễ Vu quy…

     Nhà Gái có thể đãi tiệc riêng trước ngày cô Dâu về Nhà Chồng và Cô Dâu sẽ làm thủ tục xuất giá vào ngày trước khi về Nhà Chồng.

Liên hệ Thiên Phát để biết thêm chi tiết: thủ tục xuất giá của cô Dâu.

***************************************


CHƯƠNG TRÌNH LỄ CƯỚI NHÀ TRAI (sau khi rước dâu về)

1/ Khi rước dâu về đến Nhà Trai

Khi đến Nhà Trai, hai bên gia đình ổn định chỗ ngồi để tiến hành làm Lễ Gia Tiên. Cô dâu chú rể thắp nhang cúi lạy tổ tiên. Đại diện Nhà Gái phát biểu trao dâu, Nhà Trai phát biểu nhận dâu. Sau đó, cô dâu chú rể mời trà rượu cha mẹ và các bậc trưởng thượng. Tiếp đến, Nhà Trai trao quà cưới cho cô dâu, chú rể.

2/ Các bước trong cử hành hôn lễ

Trước giờ cử hành hôn lễ: Nhân sự Nhà Trai, Nhà Gái sắp xếp chỗ ngồi cho khách. Mời bánh kẹo, trà nước. Có thể chiếu slide ảnh cưới, hoặc bộ phim ngắn về cô dâu chú rể cho khách mời xem trong khi chờ tới giờ cử hành hôn lễ.

Cử hành hôn lễ: Phần này có thể diễn ra trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng, tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng gia đình.

Các nghi lễ quan trọng nhất trong lễ thành hôn bao gồm:

  • Giới thiệu cô dâu chú rể;
  • Giới thiệu hai bên gia đình;
  • Cô Dâu + Chú Rể làm lễ trước Bàn thờ gia tiên;
  • Giới thiệu sơ lược quá trình tình yêu của hai người;
  • Thực hiện các nghi thức cưới như trao nhẫn, vàng, cắt bánh, rót rượu, uống rượu giao bôi, mời rượu cha mẹ, quan khách, trao quà, chụp ảnh lưu niệm…;
  • Cảm ơn các vị khách đã tới chung vui và mời nhập tiệc


LIÊN HỆ PHONG THỦY THIÊN PHÁT:

 * Chọn ngày giờ tốt, ngày giờ đại cát cho ngày lễ Hỏi – Đám Cưới,

 * Chọn ngày giờ tốt động thổ xây Nhà, khai trương cửa hàng, văn phòng, Công ty, Xưởng, …khánh thành Nhà mới …


Câu Hỏi Thường Gặp

Thiết kế nhà ở và phong thuỷ nhà giống như cơ thể con người, không gian phòng giống như đường khí quản. Khí phải được lưu thông một cách cân bằng giữa các phòng trong nhà, từ cửa chính đến phòng ngủ, phòng khách, thư phòng, nhà bếp, không khí phải được dễ dàng lưu chuyển.

Cửa chính và các cửa sổ lại giống như mũi và miệng của mỗi phòng, có tác dụng dẫn mở khí giữa bên ngoài và bên trong phòng. Không khí đi qua cửa ra vào, cửa sổ, qua tường ngăn, bình phong, đồ nội thất và các đồ đạc khác trong nhà đều có ảnh hưởng nhất định đến mỗi khu vực không gian, từ đó người sống trong nhà mới hít thở được khí dưỡng và có được sự khoẻ mạnh cân bằng. Loại khí này không được quá mạnh cũng không được quá yếu, mà nên có sự hài hoà, ổn định.

Phong thủy: là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người.

Hai chữ phong thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên, tức là thuật Phong thủy.

Phong thủy có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn mệnh vận. Nó là nhân tố quyết định sự thành bại. Nếu phong thủy tốt sẽ giúp giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt.

– Cửa phòng bếp không được đối diện cửa lớn. “Dương trạch tam yếu” viết rằng: “Khai môn kiến táo, tiền tài đa hao” (Mở cửa nhìn ngay thấy bếp, thì tiền tài hao hụt). Đó là cách nói của người xưa. Còn xét trên thực tế cũng thấy rằng: Nếu phòng bếp đối diện với cửa lớn, khi gió to thì sẽ làm tắt lửa. Nếu gặp phải tình trạng này, phương pháp hoá giải duy nhất là đổi cửa sang vị trí khác.

– Cửa phòng bếp, cửa phòng ngủ kị đối nhau: Vì khói nhà bếp, mùi thức ăn sẽ ảnh hưởng tới người trong phòng.

– Cửa phòng bếp tránh trực diện với cửa phòng vệ sinh. Bếp lò là nguồn sinh phúc lợi của cả nhà, cần được tích tụ cát khí. Mà nhà vệ sinh lại là nơi không sạch sẽ. Hơn nữa phòng bếp đại diện cho Hoả, nhà vệ sinh đại diện cho Thuỷ, Thuỷ – Hoả tương khắc.

– Phòng bếp và phòng vệ sinh không được cùng chung một cửa. Có nhiều gia đình vì tiết kiệm không gian, làm chung một cửa cho phòng bếp và nhà vệ sinh. Như vậy, thì Thuỷ Hoả lẫn lộn, không có lợi.

– Sàn của phòng bếp không được cao hơn sàn các phòng khác để tránh: “nhiễm thuỷ đảo lưu”. Ngoài ra để phân biệt cái chính, cái phụ, nền sàn bếp không được lấn át sàn phòng khách và các phòng còn lại. Lối đi hành lang ban công không được đối diện bếp, nhà sẽ không tích tụ được tài vận, người dễ bị mắc bệnh huyết áp cao hoặc một số bệnh khác.

– Bếp không được đối diện với tủ lạnh, vòi nước. Tủ lạnh thuộc hành Thuỷ bị Hoả kích thích. Bếp không được nằm dưới xà nhà. Những nơi hay hoạt động hoặc thường xuyên qua lại nên tránh bị trấn áp. Bếp là nơi nấu nướng, chế biến thức ăn thì cũng nên tránh bị xà nhà trấn áp.

Thuật phong thủy rất đề cao, coi trọng phương vị, nhất là ngũ hoàng vị ở trung tâm còn được gọi là vị trí Ngũ hoàng. Trong phong thủy thì đây là một điểm có nguồn năng lượng rất mạnh. Hàng năm có nhiều Đền Chùa vẫn tổ chức cúng bái Ngũ hoàng để cầu cho gia đình được no đủ, bình an.

Trên thực tế, năng lượng của điểm Ngũ hoàng là ở vị trí trung tâm của ngôi nhà. Do đó nhiều vị tổ sư của phong thủy đều khuyên rằng: ở điểm Ngũ hoàng nhất thiết không được bố trí vật gì tạo ra uế khí. Nếu không thì cuộc sống và sự nghiệp của người sống trong nhà đều không được như ý. Đây chính là nguyên nhân tại sao không được thiết kế nhà vệ sinh ở trung tâm của ngôi nhà.

Những ngôi nhà lớn có một cửa, một vườn hay nhà cao tầng thường được thiết kế cầu thang. Cầu thang là nơi đi lại, sự lưu thông thuộc hành Thuỷ. Cầu thang lại có độ xoáy nhất định, góc xoáy càng lớn, sự lưu thông càng nhanh.

Theo quan niện của phong thủy thuộc tính của Thuỷ là chảy vào chỗ trũng hơn. Nên nếu thiết kế cầu thang đối diện với cửa chính, thì sẽ giống như tài khí từ chỗ cao chuyển đến chỗ thấp hơn, hơn nữa còn đi thẳng qua cửa mà mất đi. Do đó, tuyệt đối không xây cầu thang đối diện với cửa chính của nhà.

Vâng, nhưng khi chúng được làm bằng kim loại và được sử dụng thận trọng. Nếu chuông gió được đặt không đúng chỗ có thể gây ra những vấn đề tai hại.

Người ta thường nói “Nhân kiệt chi linh”, “Nhất phương thuỷ thổ dưỡng nhất phương nhân” (Đất nơi nào thì tốt cho người nơi ấy), “Người Bắc hào hoa, người Nam tuấn kiệt”, điều này có nghĩa là ảnh hưởng của phong thuỷ địa lí đối với con người là tồn tại khách quan. Bởi vì, địa lí cũng có nghĩa là khí độ, khí chất và khí thế.

Con người cũng như vậy, có người tính hiền hoà, thanh cao, có người tính khô khan, hoặc thượng võ, anh hùng, hoặc tiểu nhân… Nơi dương khí vượng sản sinh ra con người anh hùng hào kiệt, nơi dương khí hài hoà sản sinh ra con người văn phong nho nhã. Ngược lại, nơi dương khí không tốt sẽ tạo ra con người nhỏ nhen, xảo quyệt, dâm ô thác loạn… Từ đó có thể thấy sự ảnh hưởng của phong thuỷ đối với con người thật sự tồn tại.

Về phương diện này, có một chuyên gia đã đề ra nên chú ý bốn chữ: Minh, Tịnh, Nhã, Tự. Có thể nói bốn chữ này bao gồm những yếu tố cơ bản trang trí nhà hiện đại ngày nay. Trong đó:

– Minh: Là yêu cầu về ánh sáng. Vì học tập và làm việc là một quá trình lâu dài, ánh đèn mạnh hay yếu có ảnh hưởng rất lớn đến thị lực. Do đó, bàn làm việc thường đặt cạnh cửa sổ, chứ không đặt ngay trước cửa sổ, tránh bị ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu làm hoa mắt, chóng mặt.

Để bảo vệ mắt và tránh mệt mỏi, nên dùng đèn bàn là đèn sợi đốt, compact để chiếu sáng. Tủ sách nên dùng đèn áp tường để tiện cho việc tra cứu, tìm sách báo, tài liệu.

– Tịnh: Là yêu cầu về không gian. Sự yên tĩnh trong thư phòng là rất cần thiết. Nếu phòng bị làm ồn thì hiệu quả làm việc và học tập sẽ không cao. Khi thiết kế các chuyên gia khuyên dùng những vật liệu có đặc tính cách âm và thu âm. Cửa sổ cũng nên dùng loại có thể cách âm. Ngoài ra thảm trải sàn và rèm cửa dày cũng có tác dụng hấp thu âm rất tốt.

– Nhã: Là yêu cầu về trang trí. Các đồ vật trong phòng ngoài tủ sách, bàn làm việc, vi tính, ghế, sofa thì những đồ thủ công mỹ nghệ, chậu cây cảnh đều có thể làm cho căn phòng thêm mát mẻ, đẹp đẽ và sạch sẽ. Chúng sẽ làm tinh thần bạn thêm hưng phấn, đồng thời thể hiện tính cách và phông văn hoá của bạn.

– Tự: Là yêu cầu về tính trật tự. Để làm cho thư phòng được sắp xếp một cách trật tự, ngăn nắp, thuận tiện không phải dễ dàng. Sự quản lý sắp xếp các đĩa mềm vi tính, những giấy tờ phô tô in ấn, những sách vở thường xuyên sử dụng hay những đồ vật ít dùng, đều phải trở thành một thói quen.

Thường xuyên sắp xếp chúng một cách có trật tự, khoa học, mới nâng cao được hiệu quả công việc và học tập của bạn.

Phong thủy có thể tạo ra một môi trường thiên nhiên hoà hợp mà chúng sẽ giúp cho sức khoẻ của bạn, trí óc minh mẫn. Bằng cách này bạn sẽ có được đủ năng lượng và sự sáng suốt để quan tâm đến nhiều thứ trong đó có vấn đề kiếm tiền. Phong thủy tốt không đem lại cho bạn sự giàu có nếu bạn chẳng làm gì nhưng nó sẽ đem lại những thúc đẩy cần thiết cho danh tiếng và may mắn.

Phong thủy thì không liên quan đến tôn giáo và tâm linh. Nó là môn khoa học dựa trên việc phân tích năng lượng.

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
TƯ VẤN LỄ VU QUY - TÂN HÔN

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Dịch vụ liên quan